Công nghiệp 4.0 là một sự chuyển đổi được mong đợi ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sản xuất trên toàn thế giới. Với sự trợ giúp của những công nghệ tiên tiến hơn, Công nghiệp 4.0 nhằm mục tiêu tái định nghĩa cách máy móc tương tác với nhau.
Năm 2011, tại Triển lãm Hannover, chính phủ Đức đã chính thức đặt ra thuật ngữ “Industrie 4.0”. Đức đang cố gắng khai thác tri thức kỹ thuật của mình (Bosch) cũng như khả năng tự động hóa (Siemens) và năng lực ERP (SAP/Odoo). Đức đang trở thành thị trường và nhà cung cấp hàng đầu cho Công nghiệp 4.0. Dự kiến thị phần của Công nghiệp 4.0 vào năm 2026 sẽ tăng lên đến 210 tỷ USD.
Ảnh hưởng của Công nghiệp 4.0 đến ngành sản xuất
Công nghiệp 4.0 gia tăng hiệu suất hoạt động của các công ty bằng cách kết hợp các công nghệ sản xuất và công nghệ thông tin. Các công nghệ này bao gồm Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo, machine learning, mixed reality và in 3D. Nhờ sử dụng các hệ thống robot tự động hoá hiệu quả, các nhà sản xuất có thể thu thập, phân tích và đưa ra hành động dựa trên lượng dữ liệu lớn chưa từng có so với trước đây.
Công nghệ sản xuất đang tiến bộ vượt bậc để đáp ứng hoàn toàn sự tự động hóa của thông tin và trao đổi dữ liệu. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong thời đại mà chuyển đổi số trở thành mục tiêu cốt lõi của hầu hết các doanh nghiệp.
Các lĩnh vực thiết kế, bán hàng, quản lý hàng tồn kho, lập lịch, chất lượng, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng và dịch vụ tại hiện trường đều được bao gồm trong phạm vi của Công nghiệp 4.0, cùng với toàn bộ vòng đời sản phẩm và chuỗi cung ứng. Trong công nghiệp 4.0, mọi người đều cung cấp các quan điểm chính xác, cập nhật, phù hợp với quy trình kinh doanh và sản xuất, cùng với những phân tích sâu sắc và kịp thời hơn.
Những lợi ích của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực sản xuất
Cách máy móc tương tác sẽ thay đổi do sự tiến bộ của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (3D printing) và các lĩnh vực khác. Quá trình này sẽ mang đến cho ngành sản xuất một số những lợi ích sau:
Tận dụng tự động hóa
Các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ thuộc Công nghiệp 4.0 như một tập hợp các công cụ để nâng cao liên tục hoạt động kinh doanh. Các công nghệ này cũng có ảnh hưởng đáng kể đến những cơ hội có thể dẫn đến sự phát triển của các mô hình kinh doanh và tổ chức mới. Trong hầu hết các trường hợp và bất cứ nơi nào cần thiết, công nghệ in 3D cho phép sản xuất các sản phẩm với số lượng nhỏ một cách nhanh chóng.
Các công nghệ tự động hóa, phân tích dữ liệu và thuật toán học máy đã giải phóng một phần lớn công việc chi tiết mà trước đây phải vận hành bởi con người. Điều này đòi hỏi một môi trường sản xuất nhanh chóng, hiệu quả và hoạt động liên tục hơn, trong đó vai trò chính của con người là giám sát và duy trì hệ thống.
Nâng cao năng suất
Việc giảm thiểu những vấn đề gây trở ngại và thời gian không hoạt động trên các dây chuyền sản xuất giúp tăng năng suất trong tất cả các hoạt động vận hành liên quan. Điều này cũng góp phần giảm chi phí thuê công nhân tạm thời để đáp ứng các vị trí mới do thay đổi mô hình làm việc. Ngoài ra, nó còn giúp cho thời gian ngừng hoạt động xảy ra với tần suất ít hơn.
Công nghiệp 4.0 hợp lý hóa sản xuất bằng cách tăng khả năng hiển thị và thông lượng cho các hoạt động vận hành. Nhờ vậy, các nhà sản xuất có thể tiếp tục mang lại giá trị cho người tiêu dùng về chất lượng sản phầm, độ an toàn và trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Thông qua việc áp dụng thuật toán học máy (machine learning), các nhà sản xuất có thể phát hiện lỗi sớm ngay từ những giai đoạn đầu, trước khi việc sửa chữa tốn nhiều chi phí hơn.
Tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng
Bạn sẽ có tầm nhìn toàn diện hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhờ vào các công nghệ, quy trình và hệ thống của Công nghiệp 4.0. Ngoài ra, chuỗi cung ứng của bạn sẽ được kết nối mạnh mẽ hơn, cho phép theo dõi thời gian thực cũng như cải thiện giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm
Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp nhận diện dễ dàng những tắc nghẽn và các vấn đề khác trước khi chúng ảnh hưởng tới đầu ra của dây chuyền sản xuất, từ đó có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp đề phòng. Đồng thời, khả năng đáp ứng của bạn đối với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng sẽ được nâng cao, nhờ sự mạnh mẽ và linh hoạt của chuỗi cung ứng.
Nhược điểm của Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực sản xuất
Mặc dù mang lại những lợi ích đột phá, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng có một số nhược điểm khiến các doanh nghiệp gặp hạn chế trong việc áp dụng.
Chi phí cao
Công nghệ là một sự đầu tư quan trọng và áp dụng công nghệ vào thực tế đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Sự phụ thuộc quá mức vào các công nghệ mới như IoT, tương tác thực tế ảo (augmented reality) và trí thông minh nhân tạo (AI) có thể gây ra hạn chế ngân sách nghiêm trọng và sự thiếu giao tiếp giữa các bên liên quan.
Yêu cầu nhân viên được đào tạo chuyên môn
Con người vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong ngành sản xuất và cả ngành công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều hệ thống kết nối số hóa, nhu cầu về nhân công được đào tạo cao cũng gia tăng, điều này có thể vô tình dẫn đến tình trạng giảm nhu cầu về người lao động có kỹ năng thấp.
Gia tăng mức thất nghiệp
Theo một nghiên cứu gần đây của McKinsey Global Institute, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa sẽ có tác động đến khoảng một phần năm lực lượng lao động trên toàn cầu. Robotics và tự động hóa có thể gây ra mất việc làm, đặc biệt là đối với công nhân lao động chân tay, những người có trình độ học vấn và kỹ năng thấp hơn.
Bắt đầu với Công nghiệp 4.0 ngay hôm nay
Tận dụng Công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại lợi ích đáng kể mà còn đòi hỏi phải đối mặt với những thách thức. Có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét trước khi bạn có thể áp dụng tiêu chuẩn của Công nghiệp 4.0 vào quy trình sản xuất.
DEHA Vietnam JSC là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm, nơi các chuyên gia của chúng tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng về doanh nghiệp của bạn và đề xuất một lộ trình phù hợp nhất cho quá trình chuyển đổi số. Hãy khám phá blog của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện những bước cụ thể để gia nhập Công nghiệp 4.0. Đừng ngần ngại đăng ký cuộc gọi tư vấn để bắt đầu với Công nghiệp 4.0 ngay hôm nay!