DEHA:ERP là một ERP sản xuất nổi bật trong những năm gần đây nhờ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tự động hoá các quy trình trong tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành linh hoạt và giảm thiểu các sai sót. Nói về lợi ích mà DEHA:ERP mang lại cho doanh nghiệp sản xuất, chúng ta không thể bỏ qua 6 nội dung nổi bật sau:
ERP sản xuất tăng cường khả năng giám sát chuỗi cung ứng
Hệ thống ERP cung cấp khả năng theo dõi dữ liệu theo thời gian thực của chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp – kho – xưởng sản xuất – khách hàng thông qua một hệ thống với nhiều Module quản lý chuyên dụng được kết nối chặt chẽ với nhau. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ phản ứng nhanh với biến động, mà còn chủ động lập kế hoạch cho các kịch bản rủi ro như đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguyên vật liệu, chậm giao hàng, thuế quan tăng…
Đầu tháng 4/2024, Mỹ công bố mức thuế quan mới áp dụng cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Theo đó Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu mức thuế cao nhất, lên đến 46%. Quyết định này tuy đã được tạm hoãn đến 9/7/2025, nhưng khi nó được áp dụng thì sẽ ra một số những tác động to lớn như:
- Chi phí xuất khẩu tăng đột biến, đặc biệt trong các ngành như dệt may, điện tử, đồ gỗ, và thực phẩm chế biến.
- Nguy cơ mất đơn hàng khi khách hàng Mỹ chuyển sang các thị trường khác có mức thuế thấp hơn.
- Giảm sức cạnh tranh, ảnh hưởng đến dòng tiền và kế hoạch đầu tư mở rộng.
- Suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, thể hiện qua việc cam kết FDI vào Việt Nam đã giảm 30% trong tháng 4/2025 .
Toàn bộ những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, khiến những nhà quản lý phải có một giải pháp đảm bảo hoạt động sản xuất ít bị tác động nhất. Việc triển khai hệ thống ERP như DEHA:ERP có thể giúp doanh nghiệp theo dõi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tồn kho, và đơn hàng một cách linh hoạt trước sự biến động khôn lường từ thị trường để giảm thiểu chi phí.
DEHA:ERP giúp liên kết bán hàng với tồn kho
Với 2 phân hệ DEHA:S và DEHA:WM, hệ thống ERP sản xuất của DEHA giúp đồng bộ hóa đơn hàng bán với số lượng tồn kho và khả năng sản xuất, tránh tình trạng bán vượt khả năng cung ứng hoặc tồn kho dư thừa. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp sản xuất nhiều mẫu mã, biến thể sản phẩm.
Việc tạo ra sự liên kết giữa 2 phân hệ quản lý bán hàng và quản lý tồn kho mang lại hiệu quả làm việc to lớn cho nhân viên sale. Họ hoàn toàn có thể chủ động cung cấp thông tin cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng, tạo ra cơ hội để tăng trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Một công ty sản xuất linh kiện nhựa ô tô có hệ thống ERP liên kết giữa bộ phận kinh doanh và kho. Khi khách hàng đặt 5.000 vỏ gương chiếu hậu, hệ thống kiểm tra ngay số lượng tồn kho bán thành phẩm, đồng thời dự báo thời gian hoàn thiện để bộ phận sales cam kết được thời gian giao hàng chính xác.
Hệ thống ERP giúp tăng năng suất
ERP giúp tự động hóa các tác vụ lặp lại, từ lập kế hoạch sản xuất, tính toán nguyên vật liệu cần dùng (MRP), theo dõi tiến độ sản xuất cho tới tạo báo cáo. Ngoài ra, dữ liệu được tập trung tại một hệ thống duy nhất giúp giảm thời gian phối hợp giữa các bộ phận.
Hệ thống ERP giúp tối đa hiệu suất cho doanh nghiệp sản xuất như thế nào? Hẳn những nhà quản lý sẽ rất quan tâm đến vấn đề này. Bạn có thể tìm đọc bài viết Tối đa hoá hiệu suất với hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất để có những thông tin chi tiết nhé!
Nói về lợi ích tăng năng suất, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một câu chuyện thực tế mà DEHA Digital Solutions đã có cơ hội được tìm hiểu. Một xưởng cơ khí ở Hưng yên đã quyết định sử dụng ERP để tạo kế hoạch sản xuất tự động theo đơn hàng. Trước kia, mỗi tháng phải mất 2 nhân viên nhập liệu và lập kế hoạch bằng Excel. Nhưng với ERP, hệ thống tự động phân bổ công việc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 60% thời gian lập kế hoạch và giảm lỗi nhập liệu.
Hệ thống DHA:ERP tập trung hỗ trợ hiện trường sản xuất

Một ERP hiện đại không chỉ phục vụ quản lý chuyên sâu từng nghiệp vụ của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ trực tiếp quản lý ở hiện trường sản xuất (shop floor). Cùng khám phá DEHA:ERP có thể giúp ích được gì cho vấn đề này nhé!
- DEHA:ERP có thiết kế một màn hình giao diện lớn đặt ở dưới xưởng sản xuất. Đây là nơi hiển thị những thông tin quan trọng nhất về tình hình sản xuất của nhà máy như: Số lượng tổng các lệnh cần sản xuất, Số lượng tổng các lệnh đã hoàn thành, Số lượng tổng các lệnh đang sản xuất, Số lượng tổng các lệnh bị trễ, Tỉ lệ sản phẩm lỗi trung bình…
- Theo dõi cảnh giác bất thường: Cảnh báo lệnh sản xuất chưa hoàn thành mặc dù đã quá thời gian hoàn thành, Cảnh báo tiến độ không kịp hoàn thành cho ca giao hàng, Highlight cảnh báo nhấp nháy ca giao hàng bị trễ, Highlight cảnh báo nhấp nháy các lệnh sản xuất có nguy cơ bị trễ trong ca giao hàng đó.
Đây là một lợi ích nổi bật khiến bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần hệ thống DEHA:ERP. Một nhà máy in bao bì sử dụng màn hình cảm ứng tại mỗi máy in, nơi công nhân nhập số cuộn đã in, tốc độ và báo lỗi khi in lệch. Tất cả dữ liệu được chuyển về hệ thống ERP, giúp quản lý sản xuất giám sát tiến độ và chất lượng theo thời gian thực mà không cần đợi báo cáo cuối ca.
Hệ thống DEHA:ERP kiểm soát tồn kho tốt hơn
ERP cho phép kiểm soát tồn kho thực tế chi tiết theo từng mã hàng, lô hàng, vị trí trong kho và tình trạng (đạt chuẩn, cần kiểm tra, hỏng…). Dựa trên phân tích xu hướng tiêu thụ, ERP cũng hỗ trợ đưa ra đề xuất nhập hàng thông minh, tránh tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt.
Làm cách nào một hệ thống ERP có thể kiểm soát tồn kho theo thời gian thực?
Hệ thống ERP kết nối trực tiếp với các thiết bị quét mã vạch, cảm biến IoT hoặc các phần mềm MES để cập nhật số lượng hàng hóa nhập/xuất ngay khi phát sinh. Nhờ vậy mà người quản lý luôn biết hàng hóa đang ở đâu, số lượng bao nhiêu, trạng thái nào theo thời gian thực, tránh thiếu hàng hoặc tồn quá mức.
Hay mỗi lần có nhập kho, xuất kho, chuyển kho, hệ thống sẽ tự động ghi nhận và cập nhật tồn kho mà không cần ghi chép thủ công. Điều này không chỉ giúp giảm sai sót do con người, tiết kiệm thời gian, nâng cao độ chính xác mà luôn đảm bảo dữ liệu liên quan đến tồn kho được cập nhật liên tục.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp đang được hưởng lợi ích này từ hệ thống ERP. Một doanh nghiệp dệt may áp dụng ERP để phân tích xu hướng tiêu thụ vải denim trong 6 tháng gần nhất. Hệ thống phát hiện sản phẩm này sắp tăng đơn hàng nên đề xuất mua trước với giá ưu đãi từ nhà cung cấp quen thuộc. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa giảm được giá mua, vừa tránh thiếu hàng khi đơn hàng tăng đột biến.
DHA:ERP sản xuất làm giảm lãng phí
Với toàn bộ những lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp sản xuất được phân tích ở phía trên, đã tạo ra một hệ quả tất yếu đó là làm giảm lãng phí. ERP giúp kiểm soát chính xác nhu cầu vật tư, kiểm tra chất lượng từng công đoạn, cảnh báo lỗi sớm và đo lường tỷ lệ hao hụt. Điều này giúp doanh nghiệp giảm lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và chi phí tái sản xuất.
Một công ty sản xuất thực phẩm đông lạnh áp dụng ERP để kiểm soát nhiệt độ lưu kho và thời gian sản xuất. Hệ thống sẽ cảnh báo nếu nguyên liệu vượt quá thời gian cho phép trong kho lạnh, tránh việc sản phẩm bị hư hỏng dẫn đến hủy hàng – một loại lãng phí rất tốn kém.
DEHA:ERP là giải pháp thiết kế hệ thống quản lý toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất với khả năng tùy chỉnh cao. Hiểu được nhu cầu và đặc thù trong hoạt động quản lý của lĩnh vực sản xuất, các chuyên gia của DEHA Digital Solutions đã cho ra đời hệ thống ERP này, phù hợp với nhiều ngành sản xuất như linh kiện điện tử, bao bì, cơ khí… Liên hệ chúng tôi ngay để nhận tư vấn giải pháp cụ thể theo hiện trạng của doanh nghiệp!