Kế hoạch sản xuất được coi là “huyết mạch” của cả hệ thống hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản xuất “đúng” sẽ mang lại nhiều lợi ích liên quan đến hiệu suất cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao nhân sự thực hiện công việc này luôn được coi trọng trong tổ chức.
Kiến thức cơ bản về kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất là gì?
Kế hoạch sản xuất là một bản mô tả chi tiết cách thức sản xuất một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất sẽ cần nêu rõ các thông tin như:
- Mục tiêu sản xuất
- Nguồn lực cần thiết
- Quy trình và lịch trình tổng thể.
Hẳn đọc đến đây bạn sẽ thấy có bóng dáng của BOM (danh sách chi tiết nguyên vật liệu) mà chúng tôi đã từng chia sẻ đúng không? Trong quy trình sản xuất ở nhà máy, cần phải lập BOM trước rồi lấy đó để làm dữ liệu lập ra kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch sản xuất cũng vạch ra tất cả các bước hoạt động liên quan và sự phụ thuộc của chúng. Mục tiêu là thiết kế một cách hiệu quả nhất để sản xuất và phân phối sản phẩm với mức chất lượng mong muốn.
Một kế hoạch sản xuất được thiết kế tốt có thể giúp các công ty tăng sản lượng và tiết kiệm tiền bằng cách phát triển quy trình làm việc suôn sẻ hơn và giảm lãng phí.
Các loại kế hoạch sản xuất
Có nhiều cách để phân loại kế hoạch sản xuất. Nếu như dựa vào thời gian, thì chúng ta sẽ có 3 loại kế hoạch sản xuất:
- Kế hoạch sản xuất dài hạn: Đây là kế hoạch mang tính chiến lược về sản xuất tổng thể và định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong dài hạn. Nó liên quan đến việc dự báo nhu cầu dài hạn và quyết định đầu tư vào công nghệ, máy móc, mở rộng nhà xưởng, hoặc tuyển dụng nhân sự.
- Kế hoạch sản xuất trung hạn: Kế hoạch này thường được lập để điều chỉnh sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và điều kiện nguồn lực hiện tại, giúp duy trì sự linh hoạt trong sản xuất. Kế hoạch này sẽ chi tiết hơn so với kế hoạch dài hạn và tập trung vào việc lập kế hoạch tổng thể cho từng quý hoặc nửa năm.
- Kế hoạch sản xuất ngắn hạn: Lập kế hoạch chi tiết cho việc sản xuất từng sản phẩm hoặc đơn hàng cụ thể. Đây là mức chi tiết nhất, nhằm điều phối các hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn để đảm bảo đáp ứng đơn hàng đúng hạn. Đây cũng là loại kế hoạch sản xuất mà cần thực hiện rất nhiều.
Một cách phân loại cũng rất phổ biến khác đó là dựa trên phương pháp sản xuất của doanh nghiệp:
- Kế hoạch sản xuất hàng loạt (liên tục): Sản xuất liên tục không ngừng nghỉ, áp dụng cho những sản phẩm có nhu cầu lớn, ổn định. Kế hoạch sản xuất này có tính ổn định và hiệu quả cao khi nhu cầu sản phẩm ổn định. Nhược điểm của nó là ít linh hoạt, khó thay đổi kế hoạch sản xuất khi nhu cầu thay đổi đột ngột.
- Kế hoạch sản xuất theo đơn hàng/theo lô: Sản xuất theo từng lô hoặc đơn hàng lớn, mỗi lô sản xuất một loại sản phẩm nhất định, sau đó chuyển sang sản xuất lô tiếp theo. Loại kế hoạch này hiệu quả trong việc tối ưu hóa sử dụng thiết bị cho sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, thời gian chuyển đổi giữa các lô có thể kéo dài, gây gián đoạn sản xuất.
- Kế hoạch sản xuất theo yêu cầu đơn lẻ: Sản xuất các sản phẩm riêng lẻ, có thể khác nhau về cấu hình hoặc yêu cầu sản xuất. Ưu điểm của nó là sự linh hoạt, phù hợp cho sản xuất các sản phẩm phức tạp, đa dạng. Tuy nhiên, nó có thể khó tối ưu hóa sản xuất hàng loạt.
Ngoài 2 cách phân loại phổ biến này, kế hoạch sản xuất còn có thể phân chia theo mục tiêu sản xuất, chiến lược điều hành, mức độ tự động hoá…
Mẫu lập kế hoạch sản xuất bạn có thể tham khảo
Một mẫu kế hoạch sản xuất nhìn sẽ như thế nào, hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến vấn đề này! Chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một mẫu kế hoạch sản xuất ngắn hạn, vì đây là loại kế hoạch sẽ cần làm thường xuyên. Một kế hoạch sản xuất tiêu chuẩn sẽ bao gồm 9 hạng mục yêu cầu người lập kế hoạch phải có thông tin chi tiết và chính xác.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGẮN HẠN
- Thời gian: Từ ngày 01/11/2024 đến 30/11/2024
- Sản phẩm chính: Máy điều hòa không khí
- Mục tiêu sản xuất
- Sản lượng sản xuất: 2.000 sản phẩm
- Thời gian hoàn thành: 30/11/2024
- Chỉ tiêu chất lượng: Đảm bảo tất cả sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001
- Dự báo nhu cầu và đơn hàng
Khách hàng | Đơn hàng (số lượng) | Ngày yêu cầu giao hàng | Địa điểm giao hàng |
Công ty A | 1.200 | 15/11/2024 | Hà Nội |
Công ty B | 500 | 25/11/2024 | TP. Hồ Chí Minh |
Công ty C | 300 | 30/11/2024 | Đà Nẵng |
3. Lịch trình sản xuất chính (MPS – Master Production Schedule)
Ngày | Sản phẩm | Số lượng sản xuất | Số lượng hoàn thành lũy kế |
01-07/11/2024 | Máy điều hòa (Model X) | 700 | 700 |
08-14/11/2024 | Máy điều hòa (Model Y) | 600 | 1.300 |
15-21/11/2024 | Máy điều hòa (Model Z) | 400 | 1.700 |
22-28/11/2024 | Máy điều hòa (Model X) | 300 | 2.000 |
Dựa vào bảng BOM đã lập trước đó, bạn sẽ lên được cụ thể cần những nguyên vật liệu nào cho mỗi dòng sản phẩm và tính toán chính xác thời gian sản xuất trong phần lên lịch trình sản xuất chính.
- Kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning)
Nguyên vật liệu | Số lượng cần | Tồn kho hiện tại | Lượng cần đặt | Ngày yêu cầu giao hàng |
Khung kim loại | 2.000 | 500 | 1.500 | 01/11/2024 |
Bảng mạch điện tử | 2.000 | 800 | 1.200 | 05/11/2024 |
Động cơ quạt | 2.000 | 600 | 1.400 | 10/11/2024 |
Bộ lọc không khí | 2.000 | 700 | 1.300 | 15/11/2024 |
Để lên được bảng thông tin về yêu cầu nguyên vật liệu này, bạn cần có BOM chi tiết những thành phần cần thiết để sản xuất ra một chiếc máy điều hoà. Theo dõi hướng dẫn lập bảng danh sách nguyên vật liệu BOM ngay để không lỡ mất thông tin hữu ích này nhé!
- Lập kế hoạch nhân sự
Ca làm việc | Số lượng nhân viên | Thời gian làm việc | Bộ phận |
Ca 1 (6h-14h) | 50 | 01/11/2024 – 30/11/2024 | Lắp ráp |
Ca 2 (14h-22h) | 50 | 01/11/2024 – 30/11/2024 | Kiểm tra chất lượng |
Ca 3 (22h-6h) | 30 | 01/11/2024 – 30/11/2024 | Vận hành máy móc |
- Kiểm tra chất lượng (Quality Control)
- Mục tiêu: Đảm bảo rằng tất cả sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng yêu cầu khách hàng.
- Tiêu chí kiểm tra:
- Hiệu suất làm mát
- Độ ồn của máy
- Tính năng điều khiển từ xa
- Tiết kiệm năng lượng
- Ngày kiểm tra chất lượng: 29-30/11/2024
- Đội ngũ kiểm tra: 10 nhân viên chuyên trách bộ phận QC.
Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm, đội ngũ QC sẽ kiểm tra theo những tiêu chuẩn đã được định nghĩa từ BOM. BOM không chỉ là danh sách vật liệu mà còn là “công thức” để đảm bảo mọi thành phần trong sản phẩm được lắp ráp đúng cách và đáp ứng tiêu chuẩn.
- Phân phối và giao hàng
- Phương tiện vận chuyển: Xe tải chuyên dụng (3 xe)
- Lộ trình giao hàng:
- Ngày 15/11: Giao 1.200 sản phẩm đến Công ty A (Hà Nội).
- Ngày 25/11: Giao 500 sản phẩm đến Công ty B (TP. Hồ Chí Minh).
- Ngày 30/11: Giao 300 sản phẩm đến Công ty C (Đà Nẵng).
- Ngân sách sản xuất
Hạng mục | Chi phí dự kiến (VNĐ) |
Nguyên vật liệu | 3.000.000.000 |
Nhân công | 500.000.000 |
Vận chuyển và giao hàng | 200.000.000 |
Quản lý chất lượng | 100.000.000 |
Chi phí bảo trì máy móc | 150.000.000 |
Tổng chi phí | 3.950.000.000 |
- Rủi ro và phương án dự phòng
- Rủi ro thiếu nguyên vật liệu: Đặt hàng sớm, duy trì dự trữ tối thiểu cho các nguyên vật liệu thiết yếu.
- Rủi ro chậm trễ giao hàng: Tăng ca làm việc hoặc thuê thêm lao động tạm thời để đảm bảo tiến độ.
- Rủi ro hỏng hóc máy móc: Bảo trì định kỳ, có sẵn máy móc dự phòng.
Mẫu kế hoạch sản xuất cụ thể bạn đã vừa được tham khảo. Chắc hẳn bây giờ bạn sẽ cần quay trở lại học một chút “lý thuyết” căn bản để có thể tự lập một bản kế hoạch sản xuất hoàn chỉnh. Cùng khám phá ngay nội dung Cách lập kế hoạch sản xuất: Hướng dẫn dễ hiểu từ chuyên gia.
Lập kế hoạch sản xuất tự động với DEHA:ERP
Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất theo phương pháp truyền thống vẫn còn phổ biến ở những doanh nghiệp SMEs, những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, hoặc với những ngành nghề sản xuất thủ công như làm gốm, đồ mỹ nghệ mây tre đan.
Tuy nhiên, đứng trước những thách thức cần phải thay đổi như thiếu tính chính xác, khó báo cáo, khó theo dõi, tốn thời gian… mà phương pháp lập kế hoạch truyền thống đang dần bị thay thế bởi những phương pháp tự động, công nghệ cao như phần mềm ERP, phần mềm MES, phần mềm MRP…
Tiêu biểu trong số đó là giải pháp DEHA:ERP được ra đời dành riêng cho khối doanh nghiệp sản xuất SMEs mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện. Đây là một giải pháp thiết kế hệ thống quản lý toàn diện chuyên biệt cho từng nhà máy, giải quyết các bài toán riêng của mỗi doanh nghiệp. Với yêu cầu về lập kế hoạch sản xuất tự động, DEHA:ERP tự tin có thể đáp ứng yêu cầu nhờ các yếu tố:
- Hệ thống phần mềm quản lý có khả năng tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu, lập lịch trình sản xuất, và quản lý hàng tồn kho dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả.
- Các hệ thống hiện đại tích hợp nhiều phòng ban khác nhau (sản xuất, kho bãi, tài chính, mua hàng) để tạo ra luồng thông tin thống nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch.
- Hỗ trợ phân tích dữ liệu và dự báo nhu cầu sản xuất, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc điều chỉnh kế hoạch khi nhu cầu thị trường thay đổi.
Liên hệ ngay với chuyển gia của chúng tôi để được hỗ trợ thông tin về giải pháp lập kế hoạch sản xuất tự động với DEHA:ERP nhé!