/
/
Gợi ý 05 phần mềm quản lý vật tư hiệu quả nhất (kèm báo giá)

Gợi ý 05 phần mềm quản lý vật tư hiệu quả nhất (kèm báo giá)

Nội dung

quan-ly-vat-tu-thumb

Phần mềm quản lý vật tư hay còn gọi là phần mềm quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu. Đây là một công cụ giúp việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn đối với những doanh nghiệp thuộc khối sản xuất, xây dựng hay kinh doanh bán lẻ. Hiện trên thị trường đang có rất nhiều phần mềm quản lý vật tư khác nhau để bạn có thể lựa chọn.

Trong bài viết này, DEHA Vietnam sẽ tổng hợp và phân tích những phần mềm đó, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cụ thể, hỗ trợ quá trình ra quyết định lựa chọn phần mềm được dễ dàng hơn.

Phần mềm quản lý vật tư là gì?

phan-mem-quan-ly-vat-tu-1

Phần mềm quản lý vật tư là công cụ giúp các doanh nghiệp quản lý và kiểm soát các hoạt động liên quan đến vật tư, nguyên vật liệu và hàng tồn kho một cách hiệu quả và chính xác. Đây là một phần quan trọng của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, giúp đảm bảo rằng các nguyên vật liệu cần thiết luôn sẵn có khi cần, đồng thời tối ưu hóa chi phí và tránh lãng phí.

Các tính năng cơ bản của phần mềm quản lý vật tư

Quản lý hàng tồn kho

  • Theo dõi hàng tồn kho: Ghi nhận và cập nhật tình trạng hàng tồn kho theo thời gian thực, bao gồm số lượng, vị trí lưu trữ và tình trạng của vật tư.
  • Cảnh báo tồn kho: Cảnh báo khi mức tồn kho đạt ngưỡng tối thiểu hoặc tối đa để kịp thời điều chỉnh.

Quản lý mua hàng và đơn hàng

  • Quản lý đơn hàng: Theo dõi toàn bộ quá trình từ lúc đặt hàng đến khi nhận hàng, bao gồm chi tiết về nhà cung cấp, số lượng và giá cả.
  • Tự động đặt hàng: Tự động tạo đơn hàng khi mức tồn kho giảm xuống dưới ngưỡng an toàn.

Quản lý nhà cung cấp

  • Thông tin nhà cung cấp: Lưu trữ thông tin chi tiết về nhà cung cấp, bao gồm lịch sử giao dịch và đánh giá hiệu suất.
  • Hợp đồng và giá cả: Quản lý hợp đồng mua hàng và thỏa thuận giá cả với các nhà cung cấp.

Lập kế hoạch và dự báo

  • Dự báo nhu cầu: Phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng để dự báo nhu cầu vật tư trong tương lai.
  • Lập kế hoạch mua sắm: Lên kế hoạch mua sắm và sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu và tồn kho hiện tại.

Báo cáo và phân tích

  • Báo cáo chi tiết: Cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng kho, hiệu suất nhà cung cấp, chi phí và nhiều yếu tố khác.
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý vật tư và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Trên đây là những tính năng cơ bản một phần mềm quản lý vật tư sẽ mang tới cho người sử dụng. Với DEHA Vietnam, chúng tôi cung cấp các giải pháp quản lý chuyên biệt cho nhóm doanh nghiệp sản xuất, nên phần mềm quản lý vật tư cũng được thiết kế với những tính năng bám sát nhu cầu thực tế. Dưới đây là 7 tính năng một phần mềm quản lý vật tư cho doanh nghiệp sản xuất:

Quản lý sản phẩm/nguyên vật liệu

  • Cho phép quản lý các thông tin cơ bản cho từng sản phẩm. 
  • Thiết lập giá trị tồn kho ở mức an toàn cho từng sản phẩm.

Quản lý khu vực

  • Ứng dụng QR Code cho phép quản lý, phân bổ vị trí lưu trữ cụ thể cho mỗi loại sản phẩm hoặc nguyên vật liệu dựa trên tiêu chí như loại hàng, số lô, ngày sản xuất, và kích thước, giúp tiết kiệm thời gian kiểm đếm, lấy hàng,…
  • Cùng với ứng dụng quản lý vật tư theo vị trí này, có thể bạn sẽ quan tâm đến những phần mềm mạnh về tính năng đó. Hãy tìm hiểu nội dung 05 phần mềm quản lý kho theo vị trí tốt nhất hiện nay của chúng tôi.

Nhập kho

  • Cho phép quản lý, tạo lập kế hoạch nhập kho, phân bổ nguồn lực khi có yêu cầu mua hàng. 
  • Hỗ trợ tra soát, kiểm đếm thực tế khi nhận hàng từ nhà cung cấp.

Xuất kho

  • Phiếu xuất kho theo lệnh sản xuất, phiếu xuất kho thành phẩm để giao hàng.

Thông số kho

  • Tự động tính toán các thông số về kho để phục vụ việc: lập kế hoạch sản xuất và định giá tồn kho.

Thiết đặt

  • Cho phép cấu hình và tùy chỉnh để hệ thống có thể cảnh báo, đề xuất mua hàng tự động, gợi ý bán hàng tối ưu. 
  • Thiết đặt phương pháp tính định giá tồn kho.

Dashboard

  • Trực quan hoá các dữ liệu, nhằm để theo dõi các chỉ số của kho hàng.

Các loại phần mềm quản lý vật tư

Khi nói về phần mềm nói chung và phần mềm quản lý vật tư nói riêng, thì hiện tại trên thị trường đang cung cấp 3 loại:

Phần mềm quản lý vật tư dạng SaaS (Software as a Service)

Là một dịch vụ phần mềm đóng gói sẵn, được cung cấp tới người dùng cuối dựa trên công nghệ đám mây. Để sử dụng dịch vụ này, chúng ta sẽ mua tài khoản, trả tiền theo tháng hoặc theo năm. Những doanh nghiệp có quy mô dưới 50 nhân sự sẽ phù hợp sử dụng loại hình này.

Ưu điểm:

  • Chi phí ban đầu thấp
  • Thời gian tiếp nhận, sử dụng dịch vụ nhanh
  • Ứng dụng này đã được nghiên cứu, thử nghiệm ở nhiều doanh nghiệp, nên nó là tiêu chuẩn

Nhược điểm:

  • Đối với những doanh nghiệp đặc thù, không theo chuẩn, thì không dùng được ứng dụng này
  • Nếu duy trì sử dụng trong thời gian dài khoảng 3 năm, thì chi phí cũng sẽ là rất lớn và sẽ là gánh nặng chi phí khi số user cần tăng lên.
  • Vì ứng dụng này cung cấp cho nhiều bên nên họ không tuỳ chỉnh được theo nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp
  • Có nguy cơ rò rỉ những dữ liệu quan trọng như thông tin khách hàng vì dữ liệu này không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, mà được lưu trữ trên đám mây, thuộc sở hữu của chủ ứng dụng.

Phần mềm quản lý vật tư dạng Custom Development

Là ứng dụng được thiết kế riêng, phát triển riêng cho một doanh nghiệp cụ thể. Với những doanh nghiệp có trên 50 nhân sự thì nên sử dụng loại hình này.

Ưu điểm:

  • Đúng nhu cầu, đúng hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp
  • Không giới hạn user
  • Doanh nghiệp sở hữu hệ thống, dữ liệu, nên đảm bảo về bảo mật thông tin
  • Tiết kiệm chi phí khi doanh nghiệp sử dụng trong thời gian dài, không bị gia tăng chi phí khi số lượng user tăng lên

Nhược điểm:

  • Chi phí setup ban đầu cao
  • Mất nhiều thời gian để triển khai, xây dựng hệ thống
  • Vì sở hữu hệ thống nên doanh nghiệp cần duy trì chi phí trì hệ thống

Phần mềm quản lý vật tư dạng Lowcode

Một phương pháp phát triển ứng dụng thông qua giao diện trực quan (kéo thả) để tạo ra ứng dụng nhanh chóng.

Ưu điểm:

  • Ai cũng có thể phát triển ứng dụng mà không cần biết về code
  • Rút ngắn thời gian phát triển ứng dụng

Nhược điểm:

  • Thiếu khả năng chịu tải, bảo trì, mở rộng
  • Bị phụ thuộc vào một nền tảng cụ thể, mất kiểm soát về hệ thống, khó chuyển đổi sang nền tảng khác.

Với mỗi một loại phần mềm sẽ có những đơn vị cung cấp tiêu biểu. Dưới đây là những phân tích cụ thể để bạn có thêm cơ sở để lựa chọn.

Phân tích đặc tính của các phần mềm quản lý vật tư phổ biến

SAP Business One

phan-mem-quan-ly-vat-tu-2

SAP Business One là một phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp toàn diện ERP (Enterprise Resource Planning) được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó sẽ thuộc loại phần mềm đầu tiên SaaS. Phần mềm này giúp quản lý toàn diện các quy trình kinh doanh, trong đó có quản lý vật tư, kho bãi, sản xuất, bán hàng, tài chính và nhiều lĩnh vực khác.

Dưới đây là các tính năng chính của SAP Business One về quản lý kho:

Quản lý kho và hàng tồn kho

  • Theo dõi hàng tồn kho: Quản lý chi tiết số lượng hàng hóa, theo dõi mức tồn kho và tự động cập nhật khi có giao dịch nhập/xuất kho.
  • Quản lý vị trí kho: Quản lý vị trí lưu trữ hàng hóa trong kho, giúp tối ưu hóa không gian kho bãi.
  • Kiểm kê và điều chỉnh: Hỗ trợ kiểm kê hàng tồn kho định kỳ và điều chỉnh số lượng hàng tồn kho khi cần thiết.

Lập kế hoạch và kiểm soát vật tư

  • Lập kế hoạch vật tư: Dự báo nhu cầu vật tư dựa trên lịch sử tiêu thụ và các đơn đặt hàng trong tương lai.
  • Tối ưu hóa cung ứng: Lập kế hoạch mua sắm và sản xuất dựa trên nhu cầu vật tư, giúp giảm thiểu lãng phí và tồn kho quá mức.

Quản lý đơn hàng và mua sắm

  • Quản lý đơn hàng: Theo dõi toàn bộ quy trình từ khi nhận đơn hàng, xử lý, giao hàng và thanh toán.
  • Quản lý nhà cung cấp: Lưu trữ thông tin nhà cung cấp, theo dõi hiệu quả cung cấp và quản lý các hợp đồng mua sắm.

Quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng

  • Quản lý sản xuất: Theo dõi quy trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý và tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng, từ mua sắm nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm cuối cùng.

Báo cáo và phân tích dữ liệu

  • Báo cáo chi tiết: Cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng kho, hiệu suất sản xuất, chi phí mua sắm và hiệu quả hoạt động.
  • Phân tích dữ liệu: Hỗ trợ phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời.

Chi phí sử dụng phần mềm SAP Business One có thể biến động tùy theo nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, số lượng người dùng, các module cần thiết và dịch vụ hỗ trợ. Dưới đây là ước lượng chi phí cụ thể cho các thành phần cơ bản của SAP Business One:

  • Mua phần mềm vĩnh viễn: Khoảng 1,500 – 3,000 USD mỗi tài khoản (user).
  • Mua phần mềm theo tài khoản: Khoảng 90 – 180 USD user/tháng.
  • Triển khai: Tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp, có thể từ 20,000 – 100,000 USD hoặc hơn.
  • Bảo trì hàng năm: Khoảng 3,000 – 10,000 USD tùy theo số lượng người dùng và các dịch vụ đi kèm.

Chi phí sử dụng SAP Business One sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể khá cao đối với những doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến trung bình, nhưng đây là một khoản đầu tư xứng đáng đối với các doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả và tối ưu hóa quy trình kinh doanh của mình. 

Để có con số chính xác, doanh nghiệp nên liên hệ với các đối tác triển khai SAP Business One để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể.

Odoo

phan-mem-quan-ly-vat-tu-3

Tiếp theo là phần mềm Odoo. Cũng giống như SAP, Odoo cũng là một phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện với nhiều module trong đó có quản lý vật tư. Đây là một phần mềm được phát triển dựa trên mã nguồn mở. Theo đó, nó có thể được tùy chỉnh linh hoạt sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

Odoo có 2 phiên bản:

  • Bản miễn phí: Bạn được chọn 1 ứng dụng sử dụng miễn phí dạng online, không giới hạn người dùng và thời gian. Với từ 2 ứng dụng trở lên, bạn sẽ được dùng thử miễn phí trong 15 ngày không yêu cầu thêm thẻ visa. Chi tiết bạn có thể xem trên website của Odoo Vietnam nhé.
  • Bản thương mại: Có nhiều tính năng mở rộng và được hỗ trợ, bảo trì, lưu trữ không giới hạn. Với bản thương mại bạn có thể chọn phương án tiêu chuẩn hoặc tùy chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Chi phí cho bản tiêu chuẩn là khoảng 11 USD/tháng/user và với bản tùy chỉnh là 17 USD/tháng/user

Các tính năng về quản lý của Odoo được tóm tắt bằng nội dung sau:

Quản lý kho hàng

  • Odoo hỗ trợ quản lý tồn kho, nhập/xuất kho, kiểm kê, và theo dõi tình trạng hàng hóa. 
  • Bạn có thể sắp xếp khoa học các loại hàng hóa, xây dựng sơ đồ kho, và đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn của hàng hóa.

Quản lý nguyên liệu sản xuất

  • Odoo cho phép bạn quản lý định mức nguyên liệu, theo dõi số lượng sản phẩm còn trong kho và thời gian sản xuất. 
  • Bạn có thể sử dụng công cụ lên lịch MRP để lên kế hoạch sản xuất dựa trên hiệu suất thiết bị tổng thể và công suất.

Theo dõi tồn kho

  • Odoo giúp bạn theo dõi lượng tồn kho của từng nguyên vật liệu trong thời gian thực. 
  • Điều này giúp bạn đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và cung cấp hàng hóa kịp thời.

Microsoft Dynamics 365

phan-mem-quan-ly-vat-tu-4

Microsoft Dynamics 365 là một ứng dụng (phần mềm thuộc loại SaaS) kinh doanh toàn diện và linh hoạt trong đó có module quản lý vật tư. Khi quan tâm đến phần mềm quản lý vật, tư, bạn có có thể sẽ cần tham khảo module quản lý kho của ứng dụng Microsoft Dynamics 365 này.

Các tính năng của Microsoft Dynamics 365 có liên quan đến nghiệp vụ quản lý vật tư có thể bạn sẽ quan tâm là:

Quản lý kho:

  • Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi số lượng và vị trí hàng hóa trong kho theo thời gian thực, hỗ trợ các quy trình nhập kho, xuất kho và kiểm kê.
  • Tối ưu hóa tồn kho: Phân tích dữ liệu tồn kho để tối ưu hóa mức tồn kho, giảm thiểu tồn kho dư thừa và thiếu hụt.

Quản lý chuỗi cung ứng:

  • Lập kế hoạch nhu cầu: Dự báo và lập kế hoạch nhu cầu vật tư dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường.
  • Quản lý mua hàng: Tự động hóa quy trình mua hàng, theo dõi đơn đặt hàng và quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp.
  • Quản lý vận chuyển và logistics: Theo dõi và quản lý vận chuyển hàng hóa, từ nhận hàng đến giao hàng, đảm bảo quy trình logistics hiệu quả.

Chi phí sử dụng Dynamics 365 có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như số lượng người dùng, các module và tính năng cần sử dụng, và cách triển khai. Dưới đây là các yếu tố chi phí cơ bản:

Chi phí tài khoản (user)

Thanh toán hàng tháng hoặc hàng năm cho mỗi user. Mỗi ứng dụng có giá khác nhau, ví dụ:

  • Dynamics 365 Sales: Khoảng 65 USD/người dùng/tháng.
  • Dynamics 365 Finance and Operations: Khoảng 190 USD/người dùng/tháng.

Chi phí triển khai và cấu hình

Chi phí triển khai phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án. Có thể từ vài ngàn đến hàng trăm ngàn USD.

Chi phí bảo trì và hỗ trợ

Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và cập nhật phần mềm, thường tính theo gói dịch vụ hàng tháng hoặc hàng năm.

Oracle NetSuite

phan-mem-quan-ly-vat-tu-5

Oracle NetSuite là một trong những giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) đám mây hàng đầu thuộc loại phần mềm SaaS, giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động kinh doanh, từ tài chính, nhân sự, bán hàng, dịch vụ khách hàng đến chuỗi cung ứng và quản lý vật tư mà bạn đang quan tâm.

Phần mềm Oracle NetSuite cung cấp những tính năng sau:

Quản lý kho và tồn kho

  • Theo dõi hàng tồn kho: Cập nhật tình trạng hàng tồn kho theo thời gian thực, bao gồm số lượng, vị trí lưu trữ và tình trạng của vật tư.
  • Quản lý nhiều kho: Hỗ trợ quản lý nhiều kho bãi và vị trí lưu trữ khác nhau, giúp tối ưu hóa không gian và quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Quản lý đơn hàng

  • Xử lý đơn hàng: Tự động hóa quy trình từ khi nhận đơn hàng, xử lý, đến khi giao hàng và thanh toán.
  • Quản lý trả hàng: Quản lý quy trình trả hàng và hoàn tiền, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Quản lý mua hàng và nhà cung cấp

  • Lập kế hoạch mua hàng: Dự báo nhu cầu vật tư và lập kế hoạch mua hàng dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường.
  • Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp, quản lý hợp đồng và thỏa thuận giá cả.

Quản lý chuỗi cung ứng

  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Tích hợp quản lý chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, bao gồm mua sắm, sản xuất, và logistics.
  • Theo dõi vận chuyển: Theo dõi và quản lý vận chuyển hàng hóa, từ nhận hàng đến giao hàng, đảm bảo quy trình logistics hiệu quả.

Lập kế hoạch và dự báo

  • Dự báo nhu cầu: Phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng để dự báo nhu cầu vật tư trong tương lai.
  • Lập kế hoạch sản xuất: Lên kế hoạch sản xuất dựa trên dự báo nhu cầu và tồn kho hiện tại, tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Báo cáo và phân tích dữ liệu

  • Báo cáo tài chính: Cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết và tổng hợp, giúp quản lý tài chính hiệu quả.
  • Phân tích kinh doanh: Sử dụng các công cụ phân tích mạnh mẽ để khai thác dữ liệu kinh doanh và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.

Chi phí sử dụng Oracle NetSuite có thể biến động tùy thuộc vào các yếu tố như số lượng người dùng, các module cần thiết, và dịch vụ hỗ trợ. Các yếu tố chi phí cơ bản bao gồm:

Tài khoản người dùng (user)

Thanh toán hàng tháng hoặc hàng năm cho mỗi người dùng. Giá cả cụ thể phụ thuộc vào các chức năng và module được sử dụng. Ví dụ: Giấy phép cơ bản có thể dao động từ 99 USD/user/tháng.

Chi phí triển khai

Chi phí triển khai có thể từ vài ngàn đến hàng trăm ngàn USD, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của dự án. Bao gồm các chi phí như phân tích yêu cầu, cài đặt, cấu hình và đào tạo.

Chi phí bảo trì và hỗ trợ

Bao gồm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và cập nhật phần mềm, thường tính theo gói dịch vụ hàng tháng hoặc hàng năm.

Chi phí hạ tầng

Nếu sử dụng các dịch vụ đám mây của Oracle, chi phí hạ tầng sẽ được bao gồm trong chi phí dịch vụ hàng tháng.

Zoho Inventory

phan-mem-quan-ly-vat-tu-6

Zoho Inventory là một phần mềm quản lý vật tư thuộc loại Lowcode, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, đơn hàng, nhà cung cấp và các hoạt động liên quan một cách hiệu quả. Zoho Inventory là một phần của hệ sinh thái Zoho, cho phép tích hợp liền mạch với các ứng dụng khác của Zoho như Zoho CRM, Zoho Books và Zoho Commerce.

Dưới đây là các tính năng của phần mềm Zoho Inventory:

Quản lý hàng tồn kho

  • Theo dõi hàng tồn kho: Giúp theo dõi số lượng hàng hóa, vị trí lưu trữ và tình trạng hàng tồn kho theo thời gian thực.
  • Quản lý nhiều kho: Hỗ trợ quản lý nhiều kho bãi và vị trí lưu trữ khác nhau, giúp tối ưu hóa không gian và kiểm soát tồn kho hiệu quả.
  • Kiểm kê: Tự động kiểm kê hàng tồn kho để đảm bảo tính chính xác và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa.

Quản lý đơn hàng

  • Xử lý đơn hàng: Tự động hóa quy trình từ nhận đơn hàng, xử lý, đóng gói, đến giao hàng và thanh toán.
  • Quản lý đơn hàng trả lại: Xử lý các yêu cầu trả hàng và hoàn tiền một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tích hợp đa kênh: Hỗ trợ quản lý đơn hàng từ nhiều kênh bán hàng khác nhau như website, cửa hàng, và nền tảng thương mại điện tử như Amazon, eBay, Shopify.

Quản lý mua hàng và nhà cung cấp

  • Lập kế hoạch mua hàng: Dự báo nhu cầu vật tư và lập kế hoạch mua hàng dựa trên dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường.
  • Quản lý đơn đặt hàng: Theo dõi đơn đặt hàng từ lúc đặt hàng đến khi nhận hàng, bao gồm chi tiết về nhà cung cấp, số lượng và giá cả.
  • Thông tin nhà cung cấp: Lưu trữ thông tin chi tiết về nhà cung cấp, bao gồm lịch sử giao dịch và đánh giá hiệu suất.

Báo cáo và phân tích

  • Báo cáo chi tiết: Cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng kho, hiệu suất nhà cung cấp, chi phí và nhiều yếu tố khác.
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý vật tư và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Zoho Inventory cung cấp nhiều gói giá linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và quy mô của các doanh nghiệp khác nhau. Các gói giá thường bao gồm:

Gói miễn phí

  • Dành cho doanh nghiệp nhỏ: Hỗ trợ quản lý số lượng giới hạn đơn hàng và sản phẩm.
  • Giới hạn tính năng: Các tính năng cơ bản với giới hạn số lượng người dùng và tích hợp.

Gói tiêu chuẩn (Standard)

  • Giá khoảng 49 USD/tháng: Hỗ trợ quản lý số lượng lớn đơn hàng và sản phẩm hơn gói miễn phí.
  • Tính năng mở rộng: Bao gồm các tính năng nâng cao hơn so với gói miễn phí.

Gói chuyên nghiệp (Professional)

  • Giá khoảng 129 USD/tháng: Phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu quản lý tồn kho và đơn hàng phức tạp hơn.
  • Tính năng cao cấp: Bao gồm các tính năng quản lý nâng cao, báo cáo chi tiết và tích hợp rộng hơn.

Gói cao cấp (Premium)

  • Giá khoảng 199 USD/tháng: Dành cho các doanh nghiệp lớn với nhu cầu quản lý toàn diện.
  • Tính năng toàn diện: Bao gồm tất cả các tính năng của Zoho Inventory và hỗ trợ tích hợp mở rộng.

DEHA:WM

phan-mem-quan-ly-vat-tu-7

Đây là một phần mềm quản lý vật tư thuộc loại Custom Development do DEHA Vietnam cung cấp dành riêng cho doanh nghiệp thuộc khối nhà máy sản xuất có quy mô từ 100 – 200 nhân sự. Các tính năng chính của phần mềm đã được chúng tôi chia sẻ ở phần 3 của bài viết này, bạn có thể xem lại nếu cần nhé! 

Phần mềm quản lý vật tư DEHA:WM sẽ được tùy chỉnh và thiết kế linh hoạt theo từng hiện trạng của doanh nghiệp. Vậy nên sẽ đảm bảo đáp ứng những nhu cầu chuyên biệt, khác với những phần mềm đóng gói sẵn khác.

Phần mềm DEHA:WM nằm trong hệ sinh thái các phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp toàn diện khác như phần mềm điều hành và quản lý sản xuất, phần mềm quản lý giao hàng, phần mềm quản lý chất lượng, phần mềm quản lý nhân sự, tài chính kế toán hay bán hàng…

Do vậy khi sử dụng phần mềm DEHA:WM, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi khi tích hợp nó vào hệ thống quản lý có sẵn khác của mình hoặc tạo mới cả một hệ thống quản lý ERP tổng thể một cách dễ dàng.

Tuỳ thuộc vào độ phức tạp của phần mềm quản lý vật tư mà doanh nghiệp bạn cần chúng tôi sẽ có những mức chi phí tương ứng. Chi phí này bao gồm chi phí nhân sự phát triển phần mềm, chi phí quản lý dự án. Mức chi phí để bạn có thể tham khảo khi sử dụng dịch vụ phát triển phần mềm quản lý vật tư theo loại custom development này sẽ giao động từ 200 triệu đồng.

Để có một báo giá chính xác nhất, bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ chúng tôi để được lắng nghe nhu cầu, mong muốn và nhận giải pháp, đề án cụ thể với mức đầu tư rõ ràng.

Việc triển khai phần mềm quản lý vật tư trong doanh nghiệp được xem là bước đầu của một sự “chuyển mình” hiệu quả hơn trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu. Từng bước nhỏ, bạn sẽ có thể chuyển đổi số toàn bộ các hoạt động quản lý trong nhà máy, tiến dần đến một nhà máy thông minh, để nhận được những hiệu quả tốt hơn trong quản lý và vận hành.

Chia sẻ
Bạn cũng có thể thích

Ở lại một lúc và đọc thêm bài viết như thế này

Thư viện tài liệu miễn phí
Top tài liệu được tải nhiều
Dự án tiêu biểu