IFS Cloud cũng được xem là một phương án thay thế phù hợp cho những doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống Oracle nhưng không còn thấy phù hợp. Bài viết so sánh hệ thống quản lý Oracle với IFS Cloud nhằm giúp những nhà quản lý có thêm những góc nhìn hữu ích, giúp đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn hệ thống ERP mới hoặc thay thế hệ thống hiện tại.
So sánh tổng quan IFS Cloud với Oracle
Định vị thị trường
Cả IFS và Oracle đều cung cấp các giải pháp ERP & EAM mạnh mẽ, nhưng IFS tập trung mạnh vào ngành sản xuất tầm trung (mid-market manufacturing), cung cấp giải pháp được tối ưu hóa cho các doanh nghiệp có nhu cầu tổng thể về ERP, quản lý tài sản (EAM) và quản lý dịch vụ hiện trường (FSM) trong khi Oracle hướng tới khách hàng đa dạng hơn, quy mô rộng hơn.
- Oracle Cloud ERP: Hướng đến các tập đoàn lớn, đặc biệt trong ngành truyền thông, viễn thông, xây dựng, năng lượng, dầu khí, và y tế. Phù hợp với doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷ USD, cần hệ thống kế toán tập trung, bảo mật sổ cái cấp độ chi nhánh, và tích hợp nhiều phần mềm bên thứ ba.
- IFS ERP (IFS Cloud): Nhắm đến các doanh nghiệp tầm trung (doanh thu từ 100 triệu đến 1 tỷ USD), chuyên về các lĩnh vực sản xuất, viễn thông, năng lượng, xây dựng, bảo trì, hàng không, quốc phòng…
Khả năng tích hợp
- IFS Cloud xây dựng trên một mô hình dữ liệu chung với hơn 15.000 API gốc, tạo điều kiện cho sự tích hợp linh hoạt giữa ERP, tài chính, SCM, CRM, FSM… trên nền tảng duy nhất.
- Oracle cung cấp cấu trúc module có thể tùy chọn theo nhu cầu, nhưng ít nhấn mạnh tích hợp toàn diện như IFS. Nó tích hợp mạnh các module tài chính, quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý rủi ro, quản lý nguồn lực, quản lý hiệu suất… Oracle có kiến trúc dữ liệu tập trung, hỗ trợ triển khai đa thực thể. Phù hợp nếu doanh nghiệp cần hệ thống tài chính tập trung trên nhiều chi nhánh hoặc quốc gia.
Chi phí và độ phức tạp khi triển khai
- IFS thường dễ triển khai hơn, giao diện người dùng thân thiện và không yêu cầu ngân sách “8 chữ số” như Oracle Cloud hoặc SAP S/4HANA .
- Oracle phù hợp với quy mô lớn hơn, có thể chi phí tổng thể thấp hơn nếu chỉ cần các module tiêu chuẩn như tài chính, SCM.
Khả năng mở rộng
IFS có khả năng tùy biến cao, phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất, dịch vụ đặc thù. Oracle nổi bật ở tính module, có thể tùy chọn nhiều mức độ nhưng ít tập trung vào tính tùy chỉnh sâu trong ngành sản xuất tầm trung.
Dưới đây là một bảng tóm tắt những so sánh tổng quan nhất về 2 hệ thống quản lý IFS và Oracle.
Tiêu chí | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Quy mô & đa ngành | Rất mạnh cho doanh nghiệp lớn, tập đoàn (>1 tỷ USD). | Phù hợp với doanh nghiệp ở thị trường tầm trung (với doanh thu 100 triệu – 1 tỷ), đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, bảo trì… |
Tài chính & báo cáo | Chuyên sâu, đáp ứng được nhu cầu quản lý của những doanh nghiệp lớn. | Đủ mạnh cho doanh nghiệp ở thị trường cấp trung, có khả năng đa thực thể, nhưng không bằng Oracle ở quy mô lớn. |
EAM & FSM | Có module tốt nhưng không chuyên sâu như IFS. | Xuất sắc trong quản lý tài sản. |
SCM / Manufacturing | Mạnh, có thể triển khai cho công ty con hoặc tập đoàn | Tốt, phù hợp với thị trường tầm trung nhưng hạn chế nếu sản xuất có BOM cực phức tạp và khối lượng lớn. |
Khả năng tích hợp & dữ liệu | Hệ sinh thái tích hợp mạnh, hỗ trợ đa quốc gia. | Được xây dựng nguyên bản trên Cloud, model dữ liệu chung, dễ tích hợp thông qua API. |
Chi phí & triển khai | Chi phí cao, phức tạp, yêu cầu đội IT & triển khai chuyên sâu. | Chi phí ban đầu hợp lý, triển khai nhanh hơn, UX thân thiện hơn. |
Để có những góc nhìn sâu hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những phân tích so sánh chi tiết về tính năng của từng Module, ưu – nhược điểm của từng hệ thống trong những nội dung bên dưới. Mời bạn đón đọc!
So sánh về tính năng của IFS Cloud với Oracle
Cả hai nền tảng đều cung cấp một loạt các tính năng và chức năng nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả vận hành. Trong phần so sánh về tính năng này, chúng tôi đi sâu vào các năng lực khác biệt giữa Oracle Cloud ERP và IFS trên nhiều phương diện quan trọng. Từ đó cung cấp góc nhìn hữu ích giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn hệ thống ERP.
Cụ thể, phần này sẽ phân tích các tính năng theo từng phân hệ, bao gồm:
- Quản lý tài chính (Financial Management)
- Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
- Quản lý sản xuất (Manufacturing Management).
Quản lý tài chính
Trong phần này, chúng tôi tập trung so sánh chi tiết các khả năng quản lý tài chính mà Oracle Cloud ERP và IFS cung cấp.
Thông qua việc phân tích các thế mạnh và tính năng riêng biệt của từng hệ thống trong việc xử lý các quy trình tài chính, doanh nghiệp có thể rút ra những góc nhìn giá trị để xác định giải pháp ERP phù hợp nhất với nhu cầu quản lý tài chính của mình.
Hạng mục | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Sổ cái tổng hợp | Hệ thống sổ cái ở cấp độ doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành đa quốc gia trên quy mô toàn cầu với các lớp sổ phụ (sub-ledgers) và quy trình khóa sổ phức tạp. | Tập trung hóa quản lý dữ liệu tài chính, cho phép thực hiện kế toán, lập báo cáo và phân tích. |
Quản lý các khoản phải thu phải trả | Hỗ trợ các quy trình phải thu và phải trả phức tạp ở quy mô toàn cầu, bao gồm cả mô hình dịch vụ dùng chung. | Tinh gọn quy trình lập hóa đơn cho khách hàng, thu chi thanh toán, xử lý hóa đơn và thanh toán cho nhà cung cấp. |
Quản lý dòng tiền | Tạo ước tính chi phí cho các mặt hàng mới hoặc hiện có, chuyển đổi thành định mức nguyên vật liệu (BOM) và cả lệnh sản xuất. | Cho phép lập kế hoạch và dự báo chính xác các hoạt động liên quan đến dòng tiền, đồng thời phân tích khả năng thanh khoản và vị thế tiền mặt của doanh nghiệp. |
Quản lý tiền tệ, ngoại tệ | Cung cấp các khả năng quản lý tiền mặt và quản lý ngân quỹ (treasury) ở cấp độ doanh nghiệp lớn. | Xử lý các giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ, tự động tính toán tỷ giá hối đoái và chuyển đổi các giao dịch sang đồng tiền cơ sở của doanh nghiệp. |
Quản lý thuế | Cung cấp khả năng cấu hình, quản lý và lập báo cáo thuế tập trung. | Tự động tính toán và quản lý thuế, tuân thủ quy định và lập báo cáo thuế trên nhiều khu vực pháp lý khác nhau. |
Quản lý chuỗi cung ứng
Trong so sánh này, chúng ta sẽ khám phá và phân tích các khả năng quản lý chuỗi cung ứng của Oracle Cloud ERP và IFS, làm rõ những điểm mạnh cũng như hạn chế riêng của từng hệ thống. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn để lựa chọn giải pháp ERP phù hợp nhất với nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng của mình.
Hạng mục | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Quản lý kho | Đơn giản hóa hoạt động kho, nâng cao quản lý tồn kho và đảm bảo thực hiện đơn hàng đa kênh liền mạch, cung cấp khả năng hiển thị tồn kho end-to-end, đồng thời tích hợp với các tính năng nâng cao để phân bổ nguồn lực và tối ưu hóa quy trình làm việc hiệu quả. | Giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kho hiệu quả bằng cách tự động hóa quá trình lưu trữ và xuất nhập hàng hóa. |
Quản lý dịch vụ | Đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả và tối ưu nhờ các tính năng như quản lý yêu cầu dịch vụ, xử lý sự cố và quản lý tri thức. | Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động dịch vụ hiện trường, bao gồm lập kế hoạch, lên lịch, điều phối và quản lý lực lượng lao động di động. |
Quản lý tồn kho | Cho phép quản lý hiệu quả dòng chảy hàng hóa, bao gồm nhập kho, luân chuyển trong kho và xuất kho, đồng thời hỗ trợ quản lý hàng ký gửi. | Cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực về luồng luân chuyển của hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp duy trì mức tồn kho tối ưu nhờ thiết lập điểm đặt hàng lại (reorder point) và giảm thiểu rủi ro dư thừa hoặc thiếu hụt hàng. |
Quản lý đơn đặt hàng | Giúp các tổ chức quản lý và xử lý đơn đặt hàng một cách số hoá cho các hoạt động chuỗi cung ứng và mua sắm, qua đó nâng cao hiệu quả và giảm chi phí quản lý. | Tinh gọn quy trình mua sắm bằng cách tự động hóa việc tạo lập, theo dõi và phê duyệt các đơn đặt hàng mua, đảm bảo quá trình thực hiện đơn hàng diễn ra chính xác và hiệu quả. |
Quản lý yêu cầu mua hàng | Cho phép người dùng dễ dàng xem, tạo, gửi, chỉnh sửa và quản lý các yêu cầu mua hàng, đảm bảo quy trình phê duyệt được thực hiện đúng và quá trình mua sắm diễn ra thông suốt. | Đơn giản hóa quy trình mua sắm bằng cách cho phép người dùng tạo, theo dõi và phê duyệt các yêu cầu mua hàng, đảm bảo mọi đề xuất mua sắm được quản lý và thực hiện một cách hiệu quả. |
Quản lý sản xuất
Trong phần so sánh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích các khả năng quản lý sản xuất của Oracle Cloud ERP và IFS, qua đó làm nổi bật những điểm mạnh cũng như hạn chế riêng của từng hệ thống.
Hạng mục | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Kế hoạch sản xuất | Cung cấp các khả năng lập kế hoạch sản xuất bao gồm: hoạch định năng lực (capacity planning), hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP), kiểm soát xưởng sản xuất (shop floor control) và lập kế hoạch nhu cầu (demand planning). | Tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua các công cụ hoạch định năng lực, lập lịch sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và kiểm soát xưởng sản xuất, đảm bảo khả năng giám sát theo thời gian thực và nâng cao hiệu quả vận hành. |
BOM & Routing | Cho phép xác định danh sách các thành phần (linh kiện, nguyên liệu) liên quan đến một sản phẩm cha, đồng thời mô tả từng bước trong quy trình cần thực hiện để sản xuất ra thành phẩm. | Hỗ trợ tối ưu quy trình sản xuất bằng cách chi tiết hóa các thành phần và nguyên vật liệu cần thiết, đồng thời xác định trình tự các công đoạn để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. |
Lập lịch sản xuất nâng cao (APS) | Lập kế hoạch cho toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng, hỗ trợ cả lập lịch chi tiết ngắn hạn và hoạch định tổng thể dài hạn trong cùng một kế hoạch. Đồng thời tính đến các ràng buộc về năng lực hữu hạn (finite capacity constraints) và cung cấp khả năng tối ưu hóa tổng thể. | Nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu phân bổ nguồn lực, lịch sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu thông qua các thuật toán tiên tiến và phân tích dữ liệu theo thời gian thực. |
So sánh ưu điểm của IFS Cloud với Oracle
Khi đánh giá các giải pháp ERP, việc hiểu rõ những lợi thế riêng biệt giữa Oracle Cloud ERP và IFS là hết sức quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung phân tích các điểm mạnh của Oracle Cloud ERP và IFS trên nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó làm sáng tỏ các năng lực và chức năng nổi bật của từng hệ thống.
Hạng mục | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Kiến trúc hệ thống và trải nghiệm người dùng | Kiến trúc sản phẩm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tài chính lớn, phức tạp, với hệ thống sổ phụ nhiều cấp độ sâu. | Mang đến trải nghiệm người dùng nhất quán, đã được tái kiến trúc và hiện đại hóa một cách toàn diện. |
Năng lực và khả năng của đội ngũ chuyên gia | Sở hữu một hệ sinh thái các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, có khả năng triển khai và quản lý kiến trúc hệ thống cho các doanh nghiệp quy mô lớn, phức tạp. | Sở hữu một hệ sinh thái các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, có khả năng triển khai và quản lý kiến trúc hệ thống cho các doanh nghiệp quy mô lớn, phức tạp. |
Ưu thế theo lĩnh vực/ngành | Các quy trình HCM (quản lý nguồn nhân lực) và CRM (quản lý quan hệ khách hàng) được tích hợp sẵn, phù hợp với các tổ chức phi lợi nhuận quy mô lớn. | Được thiết kế để quản lý các chương trình/dự án quy mô lớn, nơi tính minh bạch tổng thể là yếu tố then chốt, mà không cần phải dựa vào các giải pháp tạm thời. |
Năng lực quản lý tài chính/kế toán | Khối lượng công việc mà Oracle Cloud ERP xử lý được thiết kế để ghi nhận hàng triệu giao dịch tài chính phát sinh vào sổ cái kế toán mỗi giờ, phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô giao dịch tài chính cực lớn. | Cung cấp các luồng công việc tài chính độc đáo, hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình sản xuất theo dự án phức tạp. |
So sánh nhược điểm của IFS Cloud với Oracle
Giống như việc nhận diện các điểm mạnh, việc cân nhắc kỹ lưỡng những hạn chế cụ thể của Oracle Cloud ERP và IFS cũng vô cùng quan trọng. Do đó, trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những giới hạn và thách thức mà Oracle Cloud ERP và IFS gặp phải trên nhiều khía cạnh về vận hành cũng như tài chính.
Hạng mục | Oracle Cloud ERP | IFS Cloud ERP |
Vận hành và thị trường | Mặc dù có đầy đủ chức năng, nhưng khả năng truy xuất dòng giao dịch và tài chính có thể không trực quan đối với các doanh nghiệp lớn, phức tạp. | Hiện diện còn hạn chế tại khu vực Bắc Mỹ và hệ sinh thái đối tác cũng khá mỏng. |
Khả năng mở rộng & mức độ phù hợp với quy mô, mô hình kinh doanh | Phù hợp hơn cho các doanh nghiệp đã lớn, có nhu cầu quản trị dữ liệu & đa ngôn ngữ phức tạp; còn các doanh nghiệp đang phát triển từ quy mô nhỏ có thể thấy hệ thống quá cồng kềnh, khó triển khai. | Phù hợp hơn với các doanh nghiệp có mô hình tập trung vào quản lý tài sản, sản xuất, dịch vụ chuyên biệt, còn khi mô hình kinh doanh mở rộng sang nhiều ngành / sản phẩm / dịch vụ đa dạng thì có thể không còn tối ưu. |
Kỹ thuật & tính phù hợp với các hoạt động kinh doanh đặc thù (như M&A, PE) | Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các chu kỳ hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) phức tạp, phải xử lý khối lượng khổng lồ các phép tính giá thành, lập lịch và quản lý sản xuất dở dang (WIP) trong những ngành công nghiệp có yêu cầu đặc thù. | Các công ty tham gia hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) hoặc thuộc danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity – PE) có thể không phải là đối tượng phù hợp nhất để triển khai IFS. |
Sự linh hoạt khi mở rộng và sự phù hợp khi triển khai | Thời gian tùy chỉnh và cấu hình dài hơn do thiết kế phần mềm có thể bao gồm nhiều chức năng phân bổ, cam kết và phê duyệt không thực sự cần thiết đối với các công ty lớn. | IFS có thể không phải là lựa chọn phù hợp nhất nếu chỉ được dùng làm sổ cái kế toán tập đoàn cho các doanh nghiệp sản xuất dự án quy mô lớn. |
Tài liệu so sánh IFS với Oracle
Để tìm hiểu kỹ hơn về 2 hệ thống IFS và Oracle, bạn có thể tìm đọc tài liệu mà đội ngũ chuyên gia của DEHA Digital Solutions đã nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp. Tài liệu so sánh IFS với Oracle sẽ giúp những nhà quản lý có thêm những đánh giá khách quan để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Tài liệu này bao gồm:
- So sánh tổng quan về Oracle Cloud ERP vs IFS
- Ưu và nhược điểm của Oracle Cloud ERP vs IFS
- So sánh tổng quan giữa Oracle EBS vs IFS
- Những điểm khác biệt chính giữa Oracle EBS vs IFS
- So sánh những tính năng chính giữa Oracle EBS vs IFS
- Ưu và nhược điểm của Oracle EBS vs IFS
- Đánh giá trên Gartner
- Thông tin về IFS và Oracle
Kết luận
Cả Oracle và IFS đều là những giải pháp ERP mạnh mẽ, nhưng chúng phục vụ cho các nhu cầu và quy mô doanh nghiệp khác nhau:
- Oracle nổi bật nhờ khả năng quản lý tài chính vượt trội, khả năng tích hợp liền mạch và phù hợp với các tập đoàn lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động toàn cầu và cấu trúc tài chính phức tạp. Ngoài ra, Oracle cũng rất phù hợp với các ngành dịch vụ và các tổ chức có đội ngũ IT nội bộ dày dặn kinh nghiệm.
- Trong khi đó, IFS được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp tầm trung trên thị trường hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, quốc phòng, an ninh, xây dựng… Nó cung cấp các chức năng quản lý tài sản và dịch vụ hiện trường toàn diện. Kiến trúc cloud-native (thuần đám mây) cùng các năng lực chuyên sâu theo ngành giúp IFS trở thành lựa chọn nổi bật cho các công ty tập trung tối ưu vận hành và chuyên môn hóa ngành.
Cuối cùng, việc lựa chọn giữa Oracle Cloud ERP và IFS phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp:
- Các tập đoàn lớn với hoạt động toàn cầu đa dạng có thể thấy năng lực quản lý tài chính và quản trị rủi ro của Oracle Cloud ERP mang lại nhiều giá trị hơn.
- Ngược lại, các công ty tầm trung trong các lĩnh vực như sản xuất, an ninh, quốc phòng, xây dựng… có thể ưu tiên IFS nhờ thế mạnh về quản lý dịch vụ hiện trường và tài sản.