Phần mềm Odoo là cái tên rất “nổi” trong lĩnh vực phần mềm quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn vẫn cần hiểu thật rõ về phần mềm này để có những lựa chọn chính xác trên hành trình tìm kiếm một giải pháp quản lý thông minh cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, DEHA Vietnam cung cấp những thông tin mới nhất về Odoo một các cơ bản, dễ hiểu và đầy đủ để giúp bạn có thêm cơ sở để quyết định.
Phần mềm Odoo là gì? Lịch sự phát triển của Odoo
Phần mềm Odoo là một hệ thống ERP mã nguồn mở được phát triển bởi công ty Odoo S.A có trụ sở tại Bỉ. Được ra mắt lần đầu vào năm 2005 với tên gọi OpenERP (đó cũng là lý do khi tìm kiếm về cái tên Odoo bạn cũng sẽ nhận được những kết quả liên quan tới OpenERP), sau đó chuyển đổi thành Odoo từ năm 2014.
Odoo được xây dựng trên cơ sở mã nguồn mở, điều này cho phép cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới đóng góp vào việc phát triển và cải tiến hệ thống. Hệ thống Odoo dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh để phù hợp với các nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
ERP open source: ERP mã nguồn mở là gì?
Odoo là một ERP open source. Vậy ERP open source là gì? ERP open source là ERP mã nguồn mở. Đây là một loại phần mềm ERP được phát triển dựa trên mô hình mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là mã nguồn của phần mềm ERP được công khai và có thể được phát triển, sửa đổi và phân phối lại một cách tự do bởi cộng đồng các nhà phát triển. Vì sao ERP lại nhận được sự yêu thích của cộng đồng các nhà phát triển phần mềm đến vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Mã nguồn công khai
Phần mềm ERP mã nguồn mở cung cấp mã nguồn cho công cộng, cho phép nhà phát triển, các công ty và tổ chức có thể truy cập và sửa đổi theo nhu cầu của họ.
Tính linh hoạt và tùy biến cao
Do tính chất mã nguồn mở, người dùng có thể tùy chỉnh và điều chỉnh phần mềm ERP theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà không cần phải dựa hoàn toàn vào nhà cung cấp.
Chi phí thấp hoặc miễn phí
Phần lớn các ERP mã nguồn mở có thể được sử dụng miễn phí hoặc với chi phí thấp so với các phiên bản thương mại. Người dùng chỉ cần trả phí cho các dịch vụ hỗ trợ, triển khai và tùy chỉnh nếu cần thiết.
Cộng đồng phát triển sáng tạo
Các dự án ERP mã nguồn mở thường có một cộng đồng lớn các nhà phát triển đang hoạt động để cải thiện và mở rộng tính năng của phần mềm. Điều này có thể dẫn đến việc phát triển nhanh chóng và tích hợp các tính năng mới.
Độ tin cậy và bảo mật
Với sự đóng góp từ cộng đồng lớn, các dự án ERP mã nguồn mở thường được kiểm tra bởi nhiều người dùng và nhà phát triển, giúp cải thiện bảo mật và độ tin cậy của phần mềm.
Một số phần mềm ERP open source tiêu biểu phải kể đến như Odoo, ERPNext, OpenBravo.
Nếu như đã có ERP open source thì hẳn sẽ phải có ERP close source (ERP mã nguồn đóng). Bạn có tò mò về điều này không?
ERP close source: ERP mã nguồn đóng là gì?
Đối lập với ERP open source, ERP mã nguồn đóng (closed source ERP) là loại phần mềm ERP mà mã nguồn của nó không được công khai và không thể truy cập, sửa đổi hoặc phân phối lại một cách tự do bởi công chúng. Điều này có nghĩa là mã nguồn của phần mềm chỉ có sẵn và được kiểm soát bởi nhà cung cấp hoặc nhà phát triển chính thức.
Dưới đây là những đặc điểm của một phần mềm ERP mã nguồn đóng.
Mã nguồn không công khai
Mã nguồn của ERP mã nguồn đóng được bảo vệ và chỉ có sẵn cho các nhà phát triển, đội ngũ hỗ trợ hoặc đối tác của nhà cung cấp phần mềm. Người dùng cuối không có quyền truy cập hoặc chỉnh sửa mã nguồn này.
Giấy phép sử dụng
Người dùng phải mua giấy phép để sử dụng ERP mã nguồn đóng, và chi phí giấy phép có thể phụ thuộc vào số lượng người dùng, quy mô triển khai và các tính năng được sử dụng.
Hỗ trợ từ nhà cung cấp
Nhà cung cấp phần mềm ERP mã nguồn đóng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì và cập nhật phần mềm. Người dùng phụ thuộc vào nhà cung cấp để nhận được các bản cập nhật và sửa lỗi.
Tính linh hoạt hạn chế
Do mã nguồn không công khai, người dùng không thể tùy chỉnh và điều chỉnh phần mềm ERP theo nhu cầu cụ thể của họ một cách tự do như trong các phần mềm ERP mã nguồn mở.
Bảo mật và quản lý chất lượng
Do tính đóng mã nguồn, nhà cung cấp có thể duy trì kiểm soát chặt chẽ về bảo mật và chất lượng của phần mềm, đảm bảo rằng hệ thống ERP hoạt động ổn định và an toàn.
SAP là một phần mềm ERP mã nguồn đóng tiêu biểu, được nhiều doanh nghiệp sử dụng trên thế giới.
Phần mềm Odoo có những loại nào?
Odoo là một trong những nền tảng ERP mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu với 2 phương thức triển khai là Cloud ERP và On-Premise ERP linh hoạt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Odoo Cloud ERP
Odoo Online là phiên bản phần mềm ERP dạng đám mây:
- Doanh nghiệp không cần phải tự quản lý hạ tầng máy chủ và cài đặt phần mềm trên cơ sở hạ tầng của riêng mình.
- Các phiên bản mới và các bản vá lỗi được cập nhật tự động.
Odoo On-premise ERP
Odoo Community Edition và Odoo Enterprise là 2 phiên bản ERP dạng tại chỗ:
- Có thể triển khai trên cơ sở hạ tầng máy chủ của doanh nghiệp (on-premise).
- Odoo Community Edition là phiên bản mã nguồn mở, miễn phí và có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Odoo Enterprise là phiên bản có giá trị thương mại với nhiều tính năng bổ sung và hỗ trợ từ Odoo.
- Triển khai on-premise cho phép doanh nghiệp có sự kiểm soát cao hơn đối với dữ liệu và bảo mật.
Cloud ERP và On-Premise ERP là gì? Cùng tìm hiểu nội dung Cẩm nang hữu ích về ERP cho người mới tìm hiểu của chúng tôi.
Phần mềm Odoo có tốt không?
Sẽ không có một phần mềm nào được đánh là là “tốt”, ở đây chúng tôi bàn tới sự “phù hợp” khi triển khai phần mềm trong doanh nghiệp. Một phần mềm phù hợp với nhu cầu, tương lai phát triển trong ngắn hạn của doanh nghiệp, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về công nghệ sẽ được đánh giá là một phần tốt.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về những điểm và nhược điểm của phần Odoo. Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu thật kỹ nó, đối chiếu với thực tại của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng, nguồn lực để có quyết định nên sử dụng hay không.
Ưu điểm của phần mềm Odoo
Đa năng và tính linh hoạt cao
- Odoo ERP cung cấp nhiều mô-đun chức năng như quản lý bán hàng, tài chính, nhân sự, CRM, kho hàng, sản xuất, dự án, marketing, và nhiều hơn nữa.
- Các mô-đun này có thể được kết hợp và tùy chỉnh để phù hợp với các quy trình kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.
Giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng
- Odoo có giao diện người dùng hiện đại, dễ dàng điều hướng và sử dụng.
- Các tính năng được tổ chức một cách logic và hợp lý, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống.
Tính cấu hình cao
- Odoo cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh và cấu hình hệ thống một cách linh hoạt.
- Các quy trình kinh doanh có thể được điều chỉnh và tối ưu hóa để đáp ứng các yêu cầu đặc thù mà không cần phải phụ thuộc vào các phát triển mã nguồn mở.
Hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ
- Odoo là một hệ thống mã nguồn mở, có một cộng đồng lớn và sôi nổi.
- Điều này giúp cho việc học hỏi, chia sẻ kiến thức và giải quyết vấn đề trở nên dễ dàng hơn.
Tích hợp và mở rộng
- Odoo hỗ trợ tích hợp với nhiều ứng dụng và dịch vụ bên ngoài khác.
- Nó cũng cho phép mở rộng chức năng bằng cách sử dụng các ứng dụng và module bổ sung từ Odoo App Store.
Nhược điểm của phần mềm Odoo
Hiệu suất trong môi trường lớn
- Hiệu suất của Odoo có thể bị ảnh hưởng khi triển khai cho các doanh nghiệp lớn hoặc có khối lượng dữ liệu lớn.
- Điều này có thể yêu cầu phải có các biện pháp tối ưu hóa phần cứng và cấu hình.
Yêu cầu tài nguyên kỹ thuật
- Triển khai và quản lý Odoo yêu cầu có kiến thức kỹ thuật và đội ngũ hỗ trợ phù hợp.
- Điều này có thể là một thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ không có tài nguyên IT đầy đủ.
Chi phí triển khai và tùy chỉnh
- Mặc dù Odoo là một giải pháp mã nguồn mở, chi phí triển khai và tùy chỉnh có thể tăng lên đối với các yêu cầu đặc thù.
Chi phí sử dụng phần mềm Odoo có đắt không?
Chi phí sử dụng phần mềm Odoo có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như phiên bản Odoo bạn lựa chọn, quy mô của doanh nghiệp, và các module chức năng cụ thể mà bạn cần triển khai. Dưới đây là một số điểm để bạn có thể tham khảo về chi phí sử dụng Odoo:
Phiên bản Odoo
Odoo cung cấp nhiều phiên bản khác nhau từ miễn phí đến phiên bản có phí. Phiên bản Odoo Online miễn phí cho bạn sử dụng không giới hạn người dùng, nhưng bạn chỉ được chọn 1 ứng dụng, ví dụ như ứng dụng quản lý tồn kho. 0 đồng cho 1 ứng dụng và không giới hạn người dùng. Và bản dùng miễn phí này là dạng Cloud ERP, bạn sẽ cần truy cập phần mềm thông qua internet.
Còn với phiên bản Odoo online tiêu chuẩn, bạn sẽ cần chi trả $7,25/tháng/người dùng (thanh toán theo năm) và $9,10/tháng/người dùng (thanh toán theo tháng). Với gói dịch vụ này, bạn sẽ quyền sử dụng tất cả các ứng dụng của Odoo. Trên website chính thức của Odoo, hiện đang cung cấp 48 ứng dụng liên quan tới Nhân sự, Marketing, Bán hàng, Tài chính, Năng suất, Chuỗi cung ứng, Website, Dịch vụ.
Cuối cùng là phiên bản Odoo Enterprise với nhiều sự lựa chọn hình thức sử dụng như dùng Online, PasS (Odoo.sh) hay On-Premise. Bạn sẽ cần chi trả $9,10/tháng/người dùng (thanh toán theo tháng) cho gói dịch vụ này với khả năng sử dụng trọn bộ ứng dụng của Odoo.
Hình thức Odoo.Sh là một PaaS (Platform as a Service) được quản lý bởi Odoo SA. Odoo.sh cho phép triển khai nền tảng đám mây của riêng doanh nghiệp chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Nó cũng đi kèm với một máy chủ email.
Odoo.sh được tạo ra để triển khai Odoo tùy chỉnh. Nghĩa là bạn có thể dễ dàng cài đặt các ứng dụng được chứng nhận của Odoo cũng như bất kỳ ứng dụng bên thứ ba nào có sẵn trên cửa hàng ứng dụng Odoo. Hơn nữa, bạn sẽ tìm thấy các công cụ tích hợp sẽ giúp bạn phát triển các ứng dụng mới và các tính năng tùy chỉnh.
Nền tảng này mang đến cho bạn những điều tốt nhất: sự thuận tiện trong việc triển khai và bảo trì của Odoo Online kết hợp với sự tự do của Odoo On-Premises.
Còn với hình thức On-Premise, bạn sẽ sở hữu phần mềm trên máy chủ của mình. Khi bạn sử dụng Odoo On-Premises, bạn có toàn quyền kiểm soát và tự chủ việc cài đặt của mình. Do đó, bạn có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng nào: được chứng nhận, từ bên thứ ba hoặc thậm chí tạo một ứng dụng mới.
Như vậy, giải pháp Odoo On-Premises phù hợp với doanh nghiệp lớn có đủ nguồn lực và kiến thức về kỹ thuật. Việc On-Premises sẽ tốn kém cả về ngân sách và nguồn lực lớn của công ty.
Dịch vụ triển khai và tùy chỉnh
Chi phí triển khai Odoo có thể bao gồm việc cài đặt, tùy chỉnh, nhập dữ liệu, đào tạo nhân viên và hỗ trợ kỹ thuật. Chi phí này thường phụ thuộc vào quy mô và phức tạp của dự án triển khai.
Chi phí hỗ trợ và bảo trì
Ngoài chi phí giấy phép và triển khai ban đầu, doanh nghiệp cũng cần xem xét chi phí bảo trì và hỗ trợ định kỳ từ Odoo hoặc từ các nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận.
Các mô-đun và tính năng bổ sung
Nếu bạn cần tính năng đặc biệt không có sẵn trong các mô-đun miễn phí, có thể phải mua các mô-đun thêm vào từ Odoo App Store hoặc từ các nhà phát triển bên ngoài.
Doanh nghiệp nào nên sử dụng phần mềm Odoo
Như đã phân tích ở phần ưu và nhược điểm của phần mềm Odoo, thì đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Bằng việc tìm hiểu kỹ những hình thức dịch vụ của Odoo như Odoo online, Odoo Enterprise (dạng Cloud, PaaS hay On-Premise) và đối chiếu với nhu cầu thực tế, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ và cả định hướng phát triển trong 3-5 năm tới của doanh nghiệp, bạn sẽ có câu trả lời cho việc có nên sử dụng Odoo hay một giải pháp ERP khác.
Một điểm bạn cầu lưu ý khi lựa chọn sử dụng Odoo đó là, hệ thống đối tác của Odoo tại Việt Nam với 22 đơn vị được chứng nhận. Điều này cho phép bạn sẽ nhận được những hỗ trợ hiệu quả nhất từ Odoo mà không lo những phát sinh hay bất đồng liên quan đến khoảng cách địa lý hay ngôn ngữ và văn hoá.