/
/
Giải pháp Cloud ERP có các phân hệ nào, hoạt động ra sao?

Giải pháp Cloud ERP có các phân hệ nào, hoạt động ra sao?

Nội dung

Giải pháp Cloud ERP có các phân hệ nào, hoạt động ra sao?

Trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại, Cloud ERP đã nổi lên như một công cụ quản lý doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số người vẫn còn hoài nghi về cách hoạt động của nó và lợi ích mà nó mang lại. Bạn hãy cùng Deha Việt Nam tìm hiểu về cách giải pháp Cloud ERP hoạt động và tại sao nó có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, giảm chi phí và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả nhé.

Cloud ERP có nghĩa là gì? Vai trò như thế nào?

Cloud ERP có nghĩa là gì? Vai trò như thế nào?
Cloud ERP có nghĩa là gì? Vai trò như thế nào?

Cloud ERP, hay còn gọi là ứng dụng quản lý tài nguyên doanh nghiệp dựa trên đám mây, đang trở thành một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp. 

Được triển khai và quản lý bởi các nhà cung cấp ERP, nó mang lại một loạt lợi ích, vượt trội hơn so với các hệ thống ERP tại chỗ. Trong đó, điểm đáng chú ý là giảm thiểu phí bản quyền trả trước.

Theo báo cáo của IDC, nhu cầu về các hệ thống Cloud ERP đang có sự gia tăng liên tục. Điều này xuất phát từ khả năng truy cập linh hoạt mọi lúc, mọi nơi cùng khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ (big data analytics) trong thời gian thực. 

Điều quan trọng là hệ thống này cung cấp thông tin hàng tồn kho chi tiết và theo thời gian thực cho các bộ phận bán hàng, quản lý kho, và sản xuất. Đồng thời, nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính, giúp bộ phận Kế toán-Tài chính đưa ra quyết định hiệu quả hơn và duy trì cân nhắc tài chính của doanh nghiệp.

Cách sử dụng ERP Cloud và nguyên lý hoạt động

Cách sử dụng ERP Cloud và nguyên lý hoạt động
Cách sử dụng ERP Cloud và nguyên lý hoạt động

Giải pháp Cloud ERP là một hệ thống sử dụng kết hợp công nghệ và được kết nối thông qua mạng Internet tốc độ cao. Hệ thống này luôn hoạt động trực tuyến, với các bản cập nhật bảo mật được quản lý bởi nhà cung cấp ERP. 

Điều đáng chú ý là người dùng chỉ cần đăng nhập để sử dụng, và đây là một trong những nguyên nhân giúp giảm chi phí so với các hệ thống ERP tại chỗ.

Trong hầu hết các trường hợp, người dùng có thể truy cập Cloud ERP từ thiết bị di động hoặc máy tính cá nhân. Hệ thống này bao gồm một loạt các ứng dụng kinh doanh, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giúp bạn tập trung vào trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

Một trong những điểm mạnh của giải pháp ERP là khả năng mở rộng quy mô mà không bị giới hạn, cung cấp quyền truy cập linh hoạt cho nhóm làm việc của bạn, bất kể họ ở đâu: trong cuộc họp, từ xa, tại văn phòng hoặc tại nhà. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, khi nhiều công ty đã chuyển sang mô hình làm việc từ xa.

Các tính năng chính của Cloud ERP bao gồm quyền truy cập thông tin khách hàng, lịch sử bán hàng, dữ liệu kế toán, công cụ quản lý nhân lực, số liệu và trạng thái chuỗi cung ứng. Cloud ERP có khả năng liên kết các nguồn thông tin này một cách liền mạch theo các chuẩn mực phù hợp với nhu cầu của công ty.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, bạn có thể tùy chỉnh triển khai cách sử dụng hệ thống ERP với các phân hệ tối ưu hóa phù hợp. Điều này giúp nhân viên tập trung vào quy trình làm việc để đạt được hiệu suất tốt hơn

Các phân hệ của giải pháp Cloud ERP khi triển khai ERP

Cloud ERP là một hệ thống linh hoạt, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của các tổ chức. Mặc dù nền tảng chung của mọi phần mềm Cloud ERP là chức năng tài chính kế toán nhưng phương thức triển khai và các phân hệ (modules) cụ thể sẽ thay đổi dựa trên ngành nghề và đặc thù kinh doanh của từng tổ chức. 

Dưới đây là một số phân hệ giải pháp Cloud ERP quan trọng mà tổ chức có thể triển khai:

  • Tài chính và kế toán (financials)

Phân hệ này là nền tảng của Cloud ERP, giúp quản lý tài chính, hạch toán, và theo dõi số liệu tài chính của tổ chức.

  • Quản lý nguồn nhân lực (HRM)

Điều này sẽ giúp người làm về nhân lực giúp quản lý thông tin nhân sự, quản lý lương, và quản lý hiệu suất nhân viên.

  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Quản lý quan hệ khách hàng tập trung vào quản lý thông tin khách hàng, dịch vụ khách hàng, và quản lý tương tác khách hàng sẽ nâng cao được khả năng phân tích dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp.

  • Quản lý hàng tồn kho (inventory)

Phân hệ này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và theo dõi hàng tồn kho, từ quá trình nhập kho đến xuất kho.

  • Quản lý đơn hàng (sales)

Giúp doanh nghiệp tập trung vào quản lý quá trình bán hàng, từ tạo đơn hàng đến quản lý đơn hàng từ đó có thể nâng cao được chất lượng trong chính chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

  • Quản lý điều độ sản xuất (MES)

Phân hệ này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý quy trình sản xuất từ đó có thể tối ưu hóa hiệu suất sau đó.

  • Quản lý chuỗi cung ứng (purchasing)

Quản lý chuỗi cung ứng tập trung vào quá trình mua sắm, quản lý nhà cung cấp, và quản lý hàng tồn kho. Với phân hệ này, doanh nghiệp sẽ quản lý chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Quản lý dự án (project management)

Việc quản lý dự án tốt sẽ doanh nghiệp giúp quản lý các dự án và dự án con, bao gồm quản lý nguồn lực và theo dõi tiến độ.

  • Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP)

Chức năng quản lý kế hoạch sản xuất và yêu cầu vật liệu để đảm bảo nguồn cung cấp liên tục, doanh nghiệp sẽ bớt đau đầu trong việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào của mình.

Sự linh hoạt trong việc lựa chọn và triển khai các phân hệ này cho phép tổ chức tùy chỉnh Cloud ERP để phù hợp với mô hình kinh doanh của họ và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ngành nghề.

Nếu bạn đang xem xét việc triển khai Cloud ERP cho doanh nghiệp của mình, hãy luôn tự đặt câu hỏi về cách nó có thể tùy chỉnh và tích hợp vào nhu cầu cụ thể của bạn. Lựa chọn một hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ mới mà còn là việc tạo ra một chiến lược phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Deha Việt Nam luôn sẵn sàng để mang lại cho bạn giải pháp Cloud ERP tốt nhất, hãy liên hệ chúng tôi khi bạn cần tư vấn.

 

Xem thêm:

Top 5 ERP software tốt nhất hiện nay tại Việt Nam

Chia sẻ
Bạn cũng có thể thích

Ở lại một lúc và đọc thêm bài viết như thế này

Thư viện tài liệu miễn phí
Top tài liệu được tải nhiều
Dự án tiêu biểu